Subject và object là gì

 

Một trong những lỗi khá phổ biến thường gặp trong quá trình học tiếng Anh là các học viên không sử dụng tân  ngữ trong quá trình giao tiếp. Việc này ngay lập tức cho thấy là họ sử dụng tiếng Anh không thông thạo & có thể dẫn đến một số tính huống khó hiểu.

 

Một trong những lỗi hay mắc phải trong quá trình sử dụng tiếng Anh là người ta thường nói “I like” nhưng lại không nói rõ họ thích cái gì khi không sử dụng Object như là tân ngữ trong câu. (Xem thêm Xem thêm Object dạng động từ tại đây)

 

 

Hỏi         :               “Is it going to rain today?”

 

SAI         :               “Yes, I think.”

 

ĐÚNG   :               “Yes I think it will rain.” or “Yes, I think so.”

 

Hỏi         :               “Do you like mushrooms on your pizza?”

 

SAI         :               “Yes, I love!”

 

ĐÚNG   :               “Yes, I love mushrooms on my pizza!” or “Yes, I love them!”

 

 

Hỏi         :               “Have you been to Japan?”

 

SAI         :               “Yes, I’ve been.”

 

ĐÚNG   :               “Yes, I’ve been to Japan.” or “Yes, I’ve been there.”

 

Một câu có tân ngữ thường đáp ứng cấu trúc cơ bản gồm:

 

 

The Subject : Chủ ngữ trong câu dùng để chỉ về đối tượng thực hiện hành động. Chủ ngữ có thể là : I, You, He, She, It, We, They.

The Action (Verb) : hành động trong câu là một động từ, ví dụ như : eat, sleep, drink, go, get…

The Object : tân ngữ trong câu nhằm cung cấp thêm thông tin cho câu.

Tân ngữ thường dùng để mô tả về Subject trong câu hoặc là đối tượng được nhận hành động. Tân ngữ có thể là:

A noun receiving the action – Danh từ nhận hành động

A pronoun – Đại từ

An adverb – Trạng từ

A gerund – Động danh từ

Here hoặc there

Verb + to

Nguyên tắc cơ bản:

 

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để nhận biết khi nào chúng ta nên sử dụng tân ngữ & phải sử dụng ra sao.  Trong quá trình học để luyện thi chuyên Anh, bạn có thể thường xuyên xác định tân ngữ bằng cách đặt câu hỏi với “What” hoặc “How”:

 

Nguyên tắc

 

Ghi chú

Ví dụ

 

Tân ngữ có thể là một danh từ nhận hành động –             ·         I eat pasta (I eat what? Pasta)

·         He likes computers. (He likes what? Computers)

Tân ngữ có thể là một đại từ        Đại từ bao gồm: me, you, him, her, it, us, them  ·         “Do you like cats?” – “Yes, I likes them.” (I like what? Them)

·         “Is your brother watching Friends?” – “Yes, He’s watching it

.” (He’s watching what? It)

Tân ngữ có thể là một trạng từ   Trạng từ thông thường kết thúc bằng đuôi “-ly” ·         The baby sleeps quietly. (How does he sleep? Quietly)

·         She acts dramatically. (How does she act? Dramatically)

·         I think so. (“so” ở đây đóng vai trò như 1 trạng từ)

Tân ngữ có thể là một động danh từ        Một động từ có thể trở thành một danh từ bằng cách add thêm đuôi “-ing”.Danh từ ở dạng này được gọi là động danh từ.     ·         I like eating. (I like what? Eating)

·         I go biking. (I go what? Biking.)

·         I enjoy reading. ( I enjoy what? Reading)

Tân  ngữ có thể là here hoặc there           Trường hợp này thường dùng khi chúng ta nói chuyện về một địa điểm.                ·         Come here! (Nếu chỉ nói “come” sẽ tạo ra cảm giác bạn đang nói chuyện với 1 chú cún.)

·         “Have you ever been to Brazil?” – “Yes, I’ve been there.”

Tân ngữ có thế là “verb + to”      Khi ai đó đặt 1 câu hỏi với 2 động từ, bạn có thể rút ngắn động từ thứ hai bằng cách chỉ dùng “to”        ·         “Do you want to eat?” – “Yes, I want to.” (I want what? To eat.)

·         “Do you want to go to the movie theater with me?” – “I would love to.” (I would love to what? To go to the movie theater with you.)

 

 

Trong một cuộc đối thoại, dĩ nhiên bạn không muốn phải tự đặt câu hỏi cho chính mình. Bạn không muốn lúc nào cũng phải thắc mắc: “tôi đang nói về vấn đề gì, đâu là đối tượng tôi đang đề cập đến?” Nhưng khi đọc hoặc viết, bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản này, để theo thời gian cách sử dụng tân ngữ trong tiếng Anh sẽ trở nên quen thuộc với bạn & bạn có thể sử dụng nó một cách thành thục trong vô thức. Có một số trường hợp mà bạn không cần phải sử dụng tân ngữ nhưng nó khá hiếm hoi và ít gặp, vì vậy hãy nhớ nằm lòng đừng bao giờ sử dụng: “I like”, “I love”, “I want” hoặc “I go” mà không đi kèm với “it”, “these” hay “there” ở cuối câu nhé!

Published
Categorized as Journal